E-mail mã nguồn mở

Printer-friendly version

Thư điện tử là một phương tiện truyền thông tin rất nhanh chóng và tiện lợi. Thông tin truyền đi có thể được truyền ở dạng mã hoá hoặc dạng thông thường. Một bức thư điện tử được gửi đi có thể đi qua rất nhiều máy chủ khác nhau trên mạng internet và cuối cùng đến được một hay nhiều máy người nhận cùng lúc chỉ trong vòng vài chục giây.

Cấu trúc hệ thống thư điện tử

Hệ thống Mail Server là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều thành phần hoạt

động tương tác với nhau. Mỗi thành phần bản thân phục vụ các dịch vụ khác nhau, nhưng đồng thời các kết quả lại được đưa đến các thành phần khác để xử lý tiếp theo. Dưới đây là mô hình của hệ thống Mail Server và sự tương tác giữa các thành phần bên trong:

 

 

Cấu trúc hệ thống thư điện tử chung

 

Mail User Agent (MUA): Trình tương tác với người dùng, soạn thảo, gửi hoặc nhận e- mail

SMTP Server: gọi là Mail Transfer Agent (MTA). SMTP server sử dụng để chuyển

e-mail từ người gửi đến Mail Server chứa hộp thư, dùng giao thức SMTP.

POP3/IMAP Server: Gọi là Mail Delivery Agent (MDA), lưu các thư nhận được vào hệ thống và khi cần người dùng sử dụng chương trình mail client lấy các thư này về máy tính để đọc. Chương trình mail client giao tiếp với POP/IMAP server dựa trên giao thức POP3/IMAP. Thông thường mail server hỗ trợ cả hai giao thức SMTP và POP3, còn IMAP thì ít hơn.

DNS Server: Lưu trữ 1 hoặc nhiều bản ghi MX cho các tên miền, nhằm xác định

địa chỉ của hệ thống Mail muốn giao tiếp.

Database server: Lưu trữ các thông tin về người dùng hệ thống, cung cấp dữ liệu

phục vụ cho vấn đề chứng thực người dùng.

Webserver, webmail: Cung cấp giao diện người dùng nền web, người dùng có thể

thực hiện các thao tác tương tác với hệ thống qua giao diện này.

 

Các giải pháp e-Mail mã nguồn mở

Hiện nay trên thế giới đa xuất hiện rất nhiều sản phẩm xây dựng một hệ thống

Mail Server. Có nhiều sản phẩm với giá cả rất rẻ (thậm chí miễn phí), nhỏ gọn, cài đặt và quản trị đơn giản, như WorkGroupMail, Surge Mail Server, Kerio Mail Server. Cũng có những sản phẩm lớn, giá thành cao, tính năng phong phú, đáp ứng được sự ổn định và an toàn như Mail Exchange của Microsoft, Merak Mail Server…

Tuy nhiên các hệ thống này chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng. Hệ điều hành linux là sự lựa chọn tốt nhất cho nền tảng hệ thống. Trong thế giới mã nguồn mở hiện nay, đã có rất nhiều hệ thống truyền tải thư điện tử MTA (Mail Transfer Agent) được phát triển. Nổi tiếng và phổ biến trong số đó gồm có: Sendmail, Qmail, Postfix, Exim, Courier. Mỗi MTA đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Sendmail

Sendmail (http://www.sendmail.org) là MTA đơn giản và lâu đời nhất trên các dòng Unix thời xưa. Ngày nay, trên các hệ thống Linux, đặc biệt là các sảm phẩm của RedHat, Sendmail vẫn được cài đặt là MTA mặc định cho hệ thống. Ngày nay, Sendmail đa được thương mại hóa bên cạnh sản phẩn miễn phí và vẫn được tiếp tục duy trì, phát triển. Tuy nhiên, vì được thiết kế theo cấu trúc khối và ảnh hưởng từ cấu trúc cũ, nên Sendmail chưa đạt được tính năng ổn định và bảo mật của một MTA như mong muốn.

 

Qmail

Qmail được viết bởi Bernstein, là một MTA dành cho hệ điều hành tựa Unix, bao gồm Linux, FreeBSD, Sun Solaris, … Qmail ra đời như một tất yếu thay thế cho Sendmail và các yếu điểm của nó. Vì vậy, Qmail ngay từ ban đầu đa được thiết kế đơn giản, module hóa với tiêu chí bảo mật được đặt lên rất cao. Đồng thời, Qmail là một MTA hiện đại nên hỗ trợ tốt các kiểu định dạng mới hiện nay như định dạng hòm thư Maildir…Do Qmail được thiết kế module hóa và tối ưu hóa các tính năng ngay từ đầu, nên nó có tốc độ thực thi rất nhanh và ổn định.

 

 

Postfix

Weitse Venema, tác giả của các phần mềm miễn phí nổi tiếng như TCP Wrappers, SATAN và Logdaemon, ông không hài lòng khi sử dụng các MTA hiện có (bao gồm cả Qmail), vì vậy, ông đa viết ra Postfix (http://www.postfix.org). Postfix là một MTA mới, có khả năng thực thi cao, thừa kế cấu trúc thiết kế tốt từ Qmail, trong khi đó vẫn giữ được tính tương thích tối đa với Sendmail. So sánh với Qmail, Postfix có kích thước lớn hơn, phức tạp hơn, trong khi đó lại kém bảo mật, kém tin cậy và chạy chậm hơn. Tuy Postfix cũng được thiết kế theo cấu trúc module, nhưng các module của Postfix chạy dưới quyền của cùng một người dùng hệ thống, vì vậy sự hỏng hóc của một module có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Xét về tổng thể, Postfix là một MTA tốt. Nếu vấn đề bảo mật và khả năng thực thi của hệ thống không được đoi hỏi quá cao, người quản trị có thể chọn và sử dụng Postfix.

Exim

Philip Hazel đa phát triển Exim (http://www.exim.org) tại trường đại học Cambridge. Nó được thiết kế theo xu hướng nhỏ và đơn giản nhưng vẫn đảm bảo các tính năng. Tuy nhiên, Exim vẫn được thiết kế theo cấu trúc khối, và hai yếu tố quan trọng với các MTA hiện đại là bảo mật và khả năng thực thi lại không được coi trọng. Hiện nay, Exim là MTA được lựa chọn và cài đặt mặc định trên các phiên bản phân phối Linux dựa theo Debian, ngoài ra nó không được sử dụng rộng rãi.

 

 

Như vậy, tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng, người quản trị sẽ lựa chọn một MTA  cho hệ thống của mình, ngoài ra, với mỗi điều kiện và môi trường khác nhau, mỗi MTA lại có mức độ phù hợp khác nhau. Với các ưu điểm vượt trội rõ rệt của Qmail, đây là một lựa chọn phù hợp cho các hệ thống email của trường Đại học  Quốc gia Hà Nội.

Các thành phần kết hợp với Qmail.

·         Hệ diều hành Centos (http://www.centos.org )

·         Máy chủ xác thực LDAP ( http://www.openldap.org) hoặc

·         Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL (http://www.mysql.com )

·         Mô đun web mail ( Squirrelmail http://www.squirrelmail.org)

·         Máy chủ web Apache Server (http://httpd.apache.org )

·         Máy chủ POP3/IMAP dovecot (http://www.dovecot.org)

·         Qmail-Scanner (http://Qmail-scanner.sourceforge.net)

+   Giải pháp quét virus ClamAV

+   Giải pháp lọc thư rác SpamAssassin

·         Daemon Tools & TCP Server (http://cr.yp.to/daemontools.html )